Khác nhau giữa trà xanh và trà đen ở điểm nào? - DoTea

Rất nhiều bạn uống trà băn khoăn tự hỏi:

  • Trà xanh và trà đen khác nhau ở điểm nào?
  • Trà xanh và trà đen có phải làm từ cây chè (Camellia)?

Câu hỏi đó cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người và thậm chí, ngay cả những người uống trà lâu năm cũng chưa chắc biết. Trà đen và trà xanh đều được chế biến từ cây chè. Tuy nhiên, quy trình chế biến khác nhau tạo nên 2 dòng trà khác nhau.

Có thể bạn sẽ quan tâm:

>> Tác dụng của bã trà xanh

>>  Tác Dụng Của Trà Đen

>> 10 lợi ích của trà xanh

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số điểm khác nhau cơ bản giữa trà xanh và trà đen.

 

Khác nhau giữa trà xanh và trà đen ở nồng độ Oxy hóa

Khác nhau giữa trà xanh và trà đen ở nồng độ ôxy hóa

Quy trình chế biến từ lá trà tưới thành trà đen và trà xanh rất khác nhau

Chúng ta thường thấy người phương Tây uống trà rất nhiều và đa số là trà đen còn người Đông Á nhất là những nước như Việt Nam lại uống trà xanh. Chuyện đó có 1 nguồn gốc rất thú vị.

Trà có nguồn gốc ở phương Nam châu Á. Lúc đầu, chỉ có những người trồng trà mới uống trà. Nhưng người du mục phát hiện ra rằng uống trà rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với cuộc sống du cư và thức ăn chính là thịt, sữa. Chính vì vậy mà trà được vận chuyển trên con đường Mã Cổ tới các khu vực Tây Tạng, Mông Cổ. Và chẳng thể có trà xanh được khi hành trình đó kéo dài cả tháng trời. Những người làm trà buộc phải lên men toàn phần (hay Oxy hóa chúng cũng được) biến nó thành trà đen để dễ lưu trữ và bảo quản. Chính quá trình Oxy hóa này tạo nên sự khác nhau cơ bản giữa trà xanh và trà đen.

Quá trình Oxy hóa tạo nên trà đen làm thay đổi của một loạt các chất ví dụ: Polyphenol trong trà (catechin) thành các hợp chất oxidase, giảm tannin và caffeine (khoa học ngày nay có thể can thiệp làm tăng hoặc giảm tùy theo mục đích sử dụng) so với trà xanh. Đồng thời với đó, hương vị và màu sắc của trà đen cũng trở nên khác biệt hơn so với trà xanh.

Sự khác nhau về nồng độ Oxy hóa cũng là điểm để phân biệt 3 loại trà cơ bản:

Trà Xanh (không lên men hoặc lên men yếu)- Trà Ô long (bán lên men) và Trà đen (lên men toàn phần!).

 

Màu sắc và hương vị của trà đen và trà xanh khác nhau

Khác nhau giữa trà xanh và trà đen ở màu sắc và hương vị

Hình ảnh cho thấy màu sắc của trà xanh và trà đen khác biệt rất rõ bên cạnh đó hương vị cũng thế

Như đã nói ở trên, quá trình Oxy hóa đã biến đổi các chất trong trà, cùng với đó hình dạng và bề ngoài của trà cũng khác nhau.

Nói về trà đen trước. Trà đen có rất nhiều loại với đủ mọi hình dạng, màu sắc, như BP, Pekoe, OP, CTC… hay thậm chí là dưới dạng gạch, do cách lên men khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, trà đen có cánh màu đen hoặc đỏ đen. Khi pha ra trà cho màu nước đỏ đậm, hương thơm nhẹ, vị chát hoặc ít chát nhưng không đắng (rất quan trọng nhé!). Một số loại trà như CTC có vị chát rất đậm làm mất đi vị giác của người thử khiến cho chúng ta lầm tưởng đó là đắng nhưng không phải! Đặc biệt một số loại trà đen đặc biệt như nham trà hay Phổ Nhĩ cho ra màu nước đen. Chính vì màu nước này mà bên Trung Hoa phân trà đen (black tea) làm 2 dạng là: Hồng trà và Hắc trà.

Còn với trà xanh, thức uống rất quen thuộc với chúng ta, có thể dễ dàng nhận ra:

  • Khi pha ra trà cho ra nước màu xanh hoặc vàng xanh.
  • Bã trà màu xanh. (chúng ta nhìn bã là chuẩn nhất).
  • Trà xanh chát đắng, và đắng đậm khi pha lâu.
  • Hương trà thơm ngọt mang đặc trưng của giống cây và khí hậu vùng trồng trà đó.

 

Cách thưởng thức trà đen so với trà xanh cũng khác nhau

Khác nhau giữa trà xanh và trà đen ở cách thưởng thức

Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà cách thưởng thức trà đen với trà xanh rât khác nhau (Ảnh minh họa)

Như đã nói ở trên, trà xanh và trà đen tiêu biểu cho 2 phong cách khác nhau, thậm chí cho 2 vùng địa lý khác nhau và trong pha chế cũng như thưởng thức, trà xanh và trà đen cũng có sự khác nhau cơ bản:

*Thị trường tiêu thụ:

- Trà xanh chủ yếu tiêu thụ ở những nơi trồng và sản xuất được trà như các quốc gia châu Á, Kenya…

- Trà đen thì ngược lại, được tiêu thụ ở các quốc gia không trồng được trà hoặc trồng được ít tiêu biểu như phương Tây…

*Cách pha chế:

- Trà xanh thường pha với nhiệt độ 75-85 độ C để đảm bảo ngon nhất. Trà xanh thường được uống trực tiếp và độc lập như 1 đồ uống.

- Trà đen thường pha nhiệt độ 100 độ C hoặc đun trực tiếp trên bếp, thường uống kèm với đồ ăn hoặc sữa, đường và được coi như 1 bữa ăn phụ.

Khác nhau giữa trà xanh và trà đen ở cách pha chế

Ngoài ra, trà xanh và trà đen cũng còn có khá nhiều điểm khác biệt nữa dựa trên tiêu chí khoa học mà ad vẫn chưa biết do ngày xưa học dốt Sinh học mà. Chính vì thế nên bài trên đây chỉ mang tính tương đối.

Rất mong các bạn chỉ giáo thêm!

Chúc các bạn thưởng trà ngon!

Theo Dotea