5 Bí kíp giúp bạn uống trà sữa không lo ảnh hưởng sức khỏe

Trong các bài trước, rất nhiều lần chúng tôi đã đề cập đến vấn đề “Tác hại của trà”(các bạn vui lòng đọc lại nhé!). Và để các bạn yên tâm thưởng thức trà hoặc trà sữa mà không cần lo nghĩ nhiều, Dotea xin bật mí một số nguyên tắc sau.

 

Không uống trà hoặc trà sữa ngay khi vừa ăn no

Bí kíp uống trà sữa không ảnh hưởng sức khỏe thứ 1

Lưu ý nên canh thời gian 30 - 60 phút uống trà hoặc trà sữa tốt hơn (Ảnh minh họa)

Trà có tác dụng rất tốt trong việc tiêu hóa. Tuy nhiên, uống trà lúc nào lại để tốt lại là chuyện khác.

Trong trà có tannin, một hợp chất tạo nên vị chát của trà. Trong trà có chứa hàm lượng lớn tannin, khi thức ăn vào dạ dày, chưa kịp tiêu hóa mà uống trà vội, tannin sẽ làm ức chế quá trình phân giải chất gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

Không chỉ vậy, một số các loại thực phẩm giàu chất đạm, hoặc sắt như thịt bò, thịt chó sẽ bị các phenol trong trà hấp thụ. Đó chính là lý do tại sao không nên uống trà sau khi ăn no.

Lời khuyên: tốt nhất các bạn nên chờ 30 phút sau khi ăn để cho dạ dày tiêu hóa bớt thức ăn mới thưởng thức trà nhé.

P/S: Trong thời gian đó bạn có thể tự làm trà sữa ở nhà với các nguyên liệu trà sữa cho gia đình hoặc bạn bè,  những người yêu thương của bạn. Trên youtube có rất nhiều clip hướng dẫn để làm trà sữa để bạn xem và làm theo. Tuy nhiên chúng tôi cũng có bài viết cách làm trà sữa đài loan theo gu của mỗi người.

Không uống trà buổi tối

Bí kíp uống trà sữa không ảnh hưởng sức khỏe thứ 2

Hạn chế uống trà và trà sữa vào buổi tối (Ảnh minh họa)

 

Thói quen này đại đa số dân ghiền trà mắc phải trong đó có ad đang viết bài. Các cụ xưa đã dạy:

Bán dạ tam bôi tửu

Bình minh sổ trản trà

Nhất nhật nhất như thử

Lương y bất đáo gia.

Uống trà nên uống buổi sáng chứ không nên uống tối. Buổi tối, chính là thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc. Uống trà dù bất cứ trà gì sẽ làm mất ngủ. Caffeine trong trà có tác dụng kích thích thần kinh rất tốt, “giúp” cho bạn tỉnh táo suốt cả ngày. Tuy nhiên đó là buổi sáng. Còn buổi tối, nó gây khó ngủ vì làm trái đồng hồ sinh học của cơ thể.

Không những thế, trà và cà phê là những thứ lợi tiểu. Uống trà nhiều sẽ khiến bạn sì sục cả đêm để… đi tiểu. Không tin à, bạn cứ thử đi!

Hạn chế sữa- đường- bột béo

Bí kíp uống trà sữa không ảnh hưởng sức khỏe thứ 3

Chà chà ly do này khiến các chị em đau đầu đây (Ảnh minh họa)

 

Có một điều các bạn không biết, trà sữa có xuất xứ ở các nước du mục hoặc xứ lạnh. Ở những vùng đó, do cuộc sống ăn thịt, uống sữa và chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt nên các cư dân ở đây uống nhiều sữa, đường thậm chí là cả bơ nữa.

Còn ở Việt Nam chúng ta? Đất nước ta thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, tạng người Việt nhỏ bé, nhiều khi không thích ứng với 1 số loại sữa nhất là sữa béo. Trà, đơn giản chỉ là 1 thức uống giải khát. Thời kì đầu, khi mới vào nước ta, trà sữa có vị đậm, béo nhưng xu hướng đó ngày càng thay đổi cho phù hợp. Nếu bạn quan tâm tới sử dụng loại trà nào vừa ngon vừa rẻ mà các thương hiệu cung cấp trà sữa thương dùng thì i'm here để tìm hiểu nhé.

Ngoài ra, sữa, đường còn tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, béo phì. Đừng mơ tưởng uống trà giảm béo nếu các bạn cứ thích thêm sữa vào trà! Nhớ nhé!

Không uống trà khi đói

Bí kíp uống trà sữa không ảnh hưởng sức khỏe thứ 4

Nhiều người thắc mắc, tại sao người Anh thưởng thức trà chiều và coi đó như một bữa ăn nhẹ, thế thì tại sao chúng ta lại không nên uống trà sữa khi đói?

Đó là vì trong trà chiều ngoài trà, sữa còn có bánh. Trà vốn có tính axit. Bản thân sữa khi đói uống vào cũng làm tăng axit lactic (loại axit này có trong sữa chua). Bạn cứ tưởng tượng, cái dạ dày đang réo lên vì đói mà lại bị cả đống axit đổ vào thì thế nào?

Vì thế, nếu không muốn bị đau bụng, xót dạ dày thì đừng uống khi đói nhé!

 

Không uống trà khi bị một số bệnh sau

 

Vui lòng đọc bài tiếp theo “Một số bệnh kiêng kị trà sữa”

Theo Dotea