Trà Ô Long

Trà Ô long là gì?

 

Trà Ô long là do sự oxy hóa của lá trà ( bán lên men từ 30-70%).

Trà Ô long có nhiều loại với nhiều đặc trưng khác nhau nhưng phổ biến nhất là có hình dạng viên tròn hoặc thuôn dài (ví dụ như Đông Phương Mỹ Nhân).

 

Nguồn gốc trà ô long

 

Trà Ô long có nguồn gốc từ An Khê (Phúc Kiến- Trung Quốc) sau đó được nhân giống đi khắp nơi, đa dạng về chủng loại và cách chế biến. Có thể kể đến 1 số loại Ô long nổi tiếng hiện nay như Thiết Quan Âm (An Khê- Phúc Kiến), Đông Phương Mỹ Nhân (Đài Loan)…

Do đa dạng về chủng loại mà mỗi loại Ô long được gắn với một xuất xứ khác nhau. Đặc biệt do tính cách “huyền thoại hóa” của người Trung Quốc mà các sản phẩm liên quan đến văn hóa của họ đều mang màu sắc cổ tích, ly kì.

 

Nguyên liệu trà ô long

 

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều loại trà ô long được chế biến ở trong nước và cả nhập khẩu từ Đài Loan tuy nhiên chất lượng Ô long tốt nhất là ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) do cây trà Ô long thích nghi rất tốt với khí hậu tại đây và tất cả mọi quy trình trồng trọt, công nghệ chế biến đều dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia Đài Loan.

Các sản phẩm trà Ô long của công ty Dotea và Thiên Thành gồm có:

  • Ô long Tứ quý
  • Ô long Kim Tuyên
  • Ô long Thúy Ngọc
  • Ô long trắng ( Ô long Thuần)

 

Ô Long được trồng trên khu vực đảm bảo các yếu tố:

 

Thổ Nhưỡng: Nằm trên đồi cao, dồi dào các chất dinh dưỡng, có nguồn nước sạch.

Khí Hậu: lạnh, sương phủ trắng quanh năm.

Đạt tiêu chuẩn Vietgap, trồng trọt và chăm sóc dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia.

 

Cách chế biến trà ô long

 

Trà Ô long sau khi thu hái về được xử lý để héo và lên men tạo hương qua 2 giai đoạn bằng nhiệt độ mát tự nhiên của khí trời, và nhiệt độ lạnh trong phòng lạnh có kiểm soát độ ẩm nghiêm ngặt.

Quá trình phức tạp nhất và quan trọng nhất này quyết định đến chất lượng của trà Oolong thành phẩm. Đây là giai đoạn phức tạp nhất của quá trình tạo hương cho trà Ô long nhưng vẫn giữ được màu xanh của nước trà.

Sau đó, trà ô long sẽ qua giai đoạn diệt men, đánh thức trà, tạo hình viên trà, sấy khô và bảo quản. Quá trình từ thu hái đến thành phẩm kéo dài từ 20-24h. vì vậy trà Ô long Vàng và có mùi hương tinh tế, vị thanh nhẹ, ngọt hậu, màu nước xanh trong, óng vàng đẹp.

Trà thành phẩm không ướp hương liệu và chất phụ gia mà vẫn có mùi hương tinh tế, vị thanh ngọt nhẹ hòa cùng sắc nước vàng xanh tươi trong như màu lam ngọc dưới nắng.

Trà được bảo quản bằng công nghệ hút chân không để tránh mất mùi vị và giữ được lâu.

 

Công dụng của trà ô long

 

Quá trình chế biến theo đúng quy trình kỹ thuật giúp trà ô long giữ được khoảng 400 hoạt chất như: Protein, tinh dầu, các glucoside, các enzim và tanin (15-30%) 17 axit amin, sắc tố (carotene, xanthophin), axit hữu cơ, chất khoáng vô cơ (Fe, P, K, Ca, Zn, Mn, Fl…), các vitamin (A, B1, B2, B6, B12, C, PP, E…). Trong trà Ô long có hai loại hợp chất được nhắc đến nhiều là EGCG và OTPP , vì vậy trà Ô long rất tốt cho sức khỏe.

Vị chát đắng được làm giảm thiểu tối đa, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ tự nhiên, hậu ngọt lắng đọng lâu sau khi uống.

Uống trà tạo cảm giác thư thái trong lúc mệt mỏi, hay sau bữa ăn nhiều dầu mỡ.

Đây là một loại thức uống cao cấp, sang trọng và phù hợp cho việc tiếp khách.

Đặc biệt trà không gây sót ruột hay dễ mất ngủ như các loại trà có hàm lượng tanin cao.

 

Các loại trà Ô long

 

Hiện nay, công ty Dotea và Trà Thiên Thành sản xuất và buôn bán 4 loại Ô long chính là Kim Tuyên, Tứ Quý, Thuý Ngọc và Ô long Thuần.

Trà Ô Long Kim Tuyên

  • Nguyên liệu: là giống trà ngoại có nguồn gốc từ Đài Loan được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa mẹ là giống trà Ô Long lá to của Đài Loan và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975
  • Đặc điểm: Trà Ô long Kim Tuyên có màu nước vàng xanh, hương thơm như sữa, vị chát nhẹ, dịu ngọt, không đắng.

Trà Ô Long Thúy Ngọc

  • Nguyên liệu: (Còn được gọi là B19 hay dòng 29,) được lai vào năm 1981 từ giống mẹ đại nông số 8, và giống bố hồng tâm cành cứng.
  • Đặc điểm: Thúy Ngọc có mùi thơm như hoa ngọc lan hoặc quả chín, vị chát nhẹ, hơi chút ngọt dịu. Nước trà màu vàng xanh, không ngả màu khi để lâu.

Trà Ô Long Tứ Quý

  • Đặc điểm: Trà Tứ Quý có hương thơm khá giống Thúy Ngọc nhưng sắc nước vàng hơn, vị đậm, rất thích hợp với khẩu vị người Việt. Đặc biệt, khi uống xong vẫn cảm nhận được dư vị ngọt thơm như mùi khoai lang nướng.  

Trà Ô long Thuần

  • Đặc điểm: Ô long Thuần (còn gọi là Ô long Trắng) là loại Ô long cao cấp nhất được trồng ở Việt Nam.
  • Do là loại trà thuần chủng nên hương vị trà giữ nguyên được giống hệt với Ô long được trồng tại Đài Loan. Trà có vị chát nhẹ (nhẹ nhất trong 4 dòng trên), sắc nước trắng vàng hoặc trắng xanh, hương thơm tựa hoa ngọc lan nhưng bền lâu, uống 3 nước vẫn còn dư hương.